guy

Báo cáo tuần 20 của Chi cục Thủy sản (Từ ngày 09/5/2023 - 16/5/2023)

10:07, 17/05/2023

BÁO CÁO TUẦN 20

 

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN                                                                                   

1. Công tác Quản lý Nuôi trồng thủy sản

1.1. Tình hình nuôi tôm: Tổng diện tích nuôi tôm đến thời điểm hiện nay là 278.488 ha. Trong đó:

1.1.1. Nuôi tôm Quảng canh: Diện tích nuôi tôm quảng canh kết hợp (tôm –rừng, tôm- lúa, tôm – cua –cá...) còn 92.383,64 ha. Hiện đang thả nuôi ước 100% diện tích.

1.1.2. Tôm Quảng canh cải tiến: Ổn định. Lũy kế đến nay đạt 179.764,8 ha, đạt 99,87% kế hoạch năm 2023, tăng 8,45% so cùng kỳ (Diện tích cùng kỳ đạt 165.760 ha). Trong đó: U Minh: 16.253 ha, Thới Bình: 16.050 ha, Trần Văn Thời: 15.072 ha, T.p Cà Mau: 4.800 ha, Đầm Dơi: 45.395,8 ha, Cái Nước: 28.700 ha, Phú Tân: 26.119 ha, Năm Căn: 13.550 ha, Ngọc Hiển: 13.825 ha. Hiện đang thả nuôi ước 99,85%, diện tích còn lại đang cải tạo chuẩn bị thả giống.

1.1.3. Nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh: Ổn định. Lũy kế diện tích đến nay đạt 6.390,56 ha/7.668 hộ đạt 98,01% kế hoạch năm 2023, bằng 86,44% so cùng kỳ (Diện tích cùng kỳ đạt 7.392,79 ha). Trong đó: Cái Nước:1.102 ha/1.463 hộ; Đầm Dơi:1.810,69 ha/2.472 hộ; Năm Căn: 636,89 ha/461 hộ; Ngọc Hiển: 336 ha/132 hộ; Phú Tân:1.302,76 ha/1.627 hộ; Thới Bình: 89,678 ha/93 hộ; Trần Văn Thời: 611 ha/852 hộ; U Minh: 1,54 ha/4 hộ; Tp.Cà Mau: 500 ha/564 hộ. Diện tích đang nuôi ước 4.665 ha chiếm 72,9% (Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm khoảng 95%), diện tích đang cải tạo chuẩn bị thả nuôi:1.730,56 ha chiếm 27,1%.

Trong đó:

+ Diện tích nuôi tôm siêu thâm canh: Ổn định. Lũy kế diện tích đến nay đạt 4.600,47 ha/4.740 hộ nuôi, đạt 102,23% kế hoạch năm 2023, tăng 19,14% so cùng kỳ (diện tích cùng kỳ 3.861,38ha/3.934 hộ). Trong đó: Diện tích ao gièo: 69,48 ha; ao nuôi: 1.116,76 ha; ao lắng thô: 135,46 ha; ao lắng xử lý: 1.666,35 ha; ao sẵn sàng: 950,37 ha; ao xử lý thải: 662,05 ha.

+ Diện tích nuôi tôm thâm canh: Lũy kế diện tích đến nay đạt 1.790,09 ha/2.928 hộ.

1.2. Tình hình nuôi cá: 24.871 ha.Trong đó:

- Diện tích nuôi cá chình, bống tượng: Diện tích toàn tỉnh hiện có 1.328 ha. Trong đó: Diện tích cá chình 730 ha, cá bống tượng 598 ha (thành phố Cà Mau 1.070 ha, huyện Thới Bình 200 ha, U Minh 6 ha, Cái Nước 42 ha, Trần Văn Thời 9 ha, Phú Tân 0,5 ha và Đầm Dơi 0,5 ha).

- Diện tích nuôi cá sặc rằn (cá bổi) thâm canh trên địa bàn tỉnh Cà Mau 121 ha (Chủ yếu tập trung tại huyện Trần Văn Thời là 121 ha/412 hộ ước sản lượng thu hoạch 3.200 tấn). Huyện U Minh chủ yếu là nuôi cá bổi kết hợp với trồng lúa và nuôi kết hợp các loài cá khác thả trong khu vực lâm phần rừng tràm để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên với diện tích khoảng 150 ha.

- Diện tích còn lại nuôi cá đồng truyền thống.

1.3. Tình hình nuôi nhuyễn thể

- Nuôi hàu lồng tại tỉnh Cà Mau: Toàn tỉnh có 1.196 lồng với 1 hợp tác xã và 24 hộ nuôi, tổng diện tích nuôi 13.075 m2. Trong đó:

+ HTX Hàu Lồng Đất Mũi thuộc ấp Lạch Vàm xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển: HTX có 1.000 lồng/22 bè, tổng diện tích 8.000 m2. Sản lượng dự kiến thu hoạch từ 250-300 tấn/năm.

+ 24 hộ nuôi với 196 lồng nuôi, tổng diện tích 5.075 m2 (Trong đó: Ngọc Hiển 02 hộ với 75 lồng, diện tích 2.900 m2; Đầm Dơi 12 hộ nuôi với 43 lồng, diện tích 344 m2; Phú Tân 1 hộ nuôi với 24 lồng, diện tích 567 m2; Cái Nước 2 hộ nuôi với 8 lồng, diện tích 64 m2, Năm Căn 07 hộ với 36 lồng, diện tích 900 m2). Dự kiến sản lượng khoảng 70-80 tấn/năm.

- Nuôi sò huyết: Diện tích nuôi sò huyết kết hợp trong vuông tôm trên địa bàn toàn tỉnh đến thời điểm hiện nay: 9.439,76 ha. Trong đó: Cái Nước 3.500 ha, Đầm Dơi 3.212,3 ha, Năm Căn 2.079,46 ha, Ngọc Hiển 263 ha, Phú Tân 385 ha.

- Nuôi Vọp: kết hợp trong vuông tôm ở huyện Năm Căn được 134 ha/47 hộ.

1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh tôm giống

TT

Đối tượng

Đơn vị tính

Trong tuần

Lũy kế

I

Tôm giống

Tr. con

 

 

 

01

Ước tôm sú giống sản xuất trong tỉnh

Tr.con

400

6.430

Trong đó: Qua kiểm dịch

Tr.con

8

62,62

 

02

Ước tôm thẻ chân trắng SX trong tỉnh

Tr.con

300

1.470

Trong đó: Đã qua kiểm dịch

Tr.con

43,87

223,535

03

Ước tôm sú giống nhập tỉnh

Tr.con

150

3.110

Trong đó: Đã qua kiểm dịch

Tr.con

54,674

1.088,169

04

Ước tôm thẻ chân trắng nhập tỉnh

Tr.con

210

4.410

Trong đó: Đã qua kiểm dịch

Tr.con

74,472

1.537,614

05

Tôm càng xanh xuất tỉnh

Tr.con

0,22

0,82

Trong đó: Đã qua kiểm dịch

Tr.con

0,22

0,82

II

Tôm bố mẹ

 

 

 

 

Kiểm dịch tôm bố mẹ

Con

698

5.167

Trong đó : tôm bố mẹ xuất tỉnh

Con

698

5.167

1.5. Tình hình giá cả thị trường các mặt hàng thủy sản: Qua rà soát trên địa bàn các huyện và thành phố Cà Mau và thông tin từ Trung tâm Khuyến nông; Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện và Phòng Kinh tế Tp Cà Mau về tình hình giá tôm thương phẩm biến động như sau:

- Giá tôm sú:

+ So với tuần trước: Ổn định.

+ So với cùng kỳ: Loại 20 con/kg tăng 5.000đ/kg, loại 30-40con/kg giảm 20.000-25.000đ/kg so với cùng kỳ.

- Giá tôm thẻ chân trắng:

+ So với tuần trước: Giảm từ 2.000-4000đ/kg tùy loại so với tuần trước.

+ So với cùng kỳ: Giảm từ 9.000-24.000 đ/kg so cùng kỳ. Chi tiết như sau:

TT

 

Mặt hàng thủy sản

Quy cách

ĐVT

Đơn giá (1.000 đ)

(Tăng/giảm So tuần trước) – đ/kg

 

(Tăng/giảm So cùng kỳ) – đ/kg

Cùng kỳ (2022)

Hiện tại

15/5/2023)

01

 

Tôm sú (ướp đá)

 

20 con/kg

Kg

225-230

230-235

Ổn định

+5.000

30 con/kg

Kg

185-190

165-170

Ổn định

-20.000

40 con/kg

Kg

160-165

135-140

Ổn định

-25.000

02

Tôm Thẻ chân trắng  (ao bạt)

100 con/kg

Kg

93-95

 

84-86

 

-3.000

-9.000

Tôm Thẻ chân trắng  (ao đất)

100 con/kg

Kg

92-94

 

83-85

-3.000

-9.000

Tôm Thẻ chân trắng  (ao bạt)

 

20 con/kg

Kg

227-229

210-212

-3.000

-17.000

30 con/kg

Kg

145-147

123-125

-2.000

-22.000

40 con/kg

Kg

128-130

104-106

-3.000

-24.000

50 con/kg

Kg

118-120

98-100

-4.000

-20.000

60 con/kg

Kg

116-118

94-96

-3.000

-22.000

 

70 con/kg

Kg

111-113

90-92

-4.000

-21.000

03

Cua y (Năm Căn)

> 0,5con/kg

Kg

320-400

400-480

Ổn định

+80.000

Cua Gạch (Năm Căn)

---

Kg

500-520

750-850

Ổn định

+290.000

Cua yếm vuông (Năm Căn)

---

Kg

320-400

400-480

Ổn định

+80.000

04

Cá chình

> kg/con

Kg

380-400

450-560

Ổn định

+115.000

05

Cá bống tượng

> 700g/con

Kg

220-240

380-440

Ổn định

+180.000

06

Cá lóc đồng

> 0,5kg/con

Kg

100-110

110-120

Ổn định

+10.000

07

Cá lóc đồng

> 1kg/con

Kg

120-130

130-140

Ổn định

+10.000

1.6. Thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch:

- Thủ tục hành chính lĩnh vực nuôi trồng thủy sản:

+ Tiếp nhận hồ sơ: Trong tuần tiếp nhận 07 hồ sơ. Lũy kế từ đầu năm 2023 đến nay đã tiếp nhận 424 hồ sơ đối tượng nuôi chủ lực.

+ Cấp giấy chứng nhận: Trong tuần cấp 02 giấy chứng nhận (lũy kế 402 giấy chứng nhận).

- Kiểm tra, hướng dẫn khắc phục điều kiện nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2023): Từ đầu năm đến nay đã kiểm tra được 14 cuộc/50 hộ, trong đó 15 hộ đảm bảo điều kiện theo quy định và 35 hộ không đảm bảo điều kiện.

- Thực hiện Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi năm 2023 (Kế hoạch số 20/KH-TS ngày 24/3/2023): Lũy kế từ đầu năm đến nay thu 22 mẫu tôm (10 tôm sú, 12 tôm thẻ chân trắng) tại các cơ sở thu mua, cơ sở nuôi tại các vùng nuôi trong địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2023: Hoàn thiện Kế hoạch trình phê duyệt tại Tờ trình số 175/TTr-SNN ngày 28/4/2023 về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Đề án phát triển sản phẩm sò huyết và Đề án cua biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau: Xin ý kiến góp ý của Sở, ban ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan tại Công văn số 1805/SNN-TS ngày 11/5/2023 v/v xin ý kiến góp ý Dự thảo Đề án phát triển sản phẩm sò huyết và Đề án phát triển bền vững nghề cua trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2030.

- Kế hoạch nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Cà Mau: Đã rà soát, hoàn thiện lại Kế hoạch nâng cao năng suất, sảm lượng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo Công văn số 3098/UBND-NNTN trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tại Công văn số 1827/SNN-TS ngày 11/5/2023.

2. Công tác Quản lý khai thác, phát triển nguồn lợi thủy sản

2.1. Tình hình khai thác thủy sản                                                                                                                                                       

Các nghề khai thác: Lưới rê, lưới vây, câu mực phương tiện đang hoạt động, lưới kéo phương tiện vào bờ hiệu quả khai thác trung bình.

2.2. Tình hình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá

Tính đến ngày 15/5/2023, tỉnh Cà Mau có 1.525/1.525 tàu cá đã lắp đặt thiết bị VMS, đạt tỷ lệ 100% (đã trừ những tàu công vụ và ngưng hoạt động).

Kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 15/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ cước thuê bao dịch vụ giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn tỉnh Cà Mau: Trong tuần không phát sinh, Lũy kế: 1.358 tàu cá/1.334.974.588 đồng (có 41 lượt tàu/36.832.259 đồng chưa giải ngân).

2.3. Thực hiện các đề án, dự án, phương án: Tiển khai thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch trên lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong năm 2023.

- Dự án “Thả bổ sung một số loài thuỷ sản bản địa quý hiếm có giá trị kinh tế cao góp phần tái tạo nguồn lợi thuỷ sản” năm 2023: Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu vực Rạn nhân tạo: Cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal): 5.000 con;  Cá hồng mỹ (Sciaenops ocellatus): 5.000 con; Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii): 5.000 con; Cá mú (Epinephelus coioides): 5.000 con; Cá chẽm (Lates calcarifer): 30.000 con; Cua biển (Scylla paramamosain): 100.000 con; Tôm sú (Penaeus monodon): 5.000.000 con

- Kế hoạch phát triển nuôi hải sản trên biển: Triển khai thực hiện theo Kế hoạch số 229/KH-UBND ngày 16/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.

- Dự án thành lập Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau: Hoàn chỉnh lại dự thảo kế hoạch, dự toán kinh phí trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt trước ngày 20/5/2023. Dự kiến thời gian tổ chức đi nghiên cứu, khảo sát, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong việc thành lập Khu bảo tồn biển ở tỉnh Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu vào ngày 29/5/2023. Sau khi kết thúc chuyến công tác, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ công tác 780 báo cáo UBND tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy để cho ý kiến và thực hiện các bước tiếp theo của dự án thành lập Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau.

2.4. Nuôi cá lồng bè tại vùng biển tỉnh Cà Mau: Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại trên khu vực Đảo Hòn Chuối có 37 hộ nuôi hải sản ven biển với 103 bè (221 lồng, hộc).

2.5. Tình hình tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài và an ninh trật tự trên biển: Trong tuần không phát sinh

2.6. Chứng nhận thủy sản khai thác: Trong tuần chứng nhận 03 trường hợp/67.000kg. Lũy kế 18 trường hợp/422.652kg (Trong đó:  mực: 35.652kg; cá 387.000kg). Có 02 doanh nghiệp đề nghị chứng nhận.

3. Công tác quản lý tàu cá

3.1. Công tác đăng ký, cấp phép khai thác thủy sản: Trong tuần giải quyết 20 hồ sơ (lũy kế 1.247 hồ sơ). Tổng số phương tiện đăng ký là 4.179 phương tiện với tổng công suất 627.937 KW (Lũy kế). Số lượng tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12m là 1.188 phương tiện với tổng công suất 57.019 KW, tàu có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m là 1.464 phương tiện với tổng công suất 170.736 KW, tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên là 1.527 phương tiện với tổng công suất 400.182 KW.

3.2. Công tác đăng kiểm tàu cá và tàu công vụ thủy sản

- Kết quả cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật: Cấp 47 giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (lũy kế 1.198 giấy chứng nhận). Trong đó:

+ Tàu cá trong tỉnh 29 giấy (lũy kế 975 giấy).

+ Tàu cá ngoài tỉnh 18 giấy (lũy kế 223 giấy).

- Kết quả thẩm định thiết kế tàu cá: Trong tuần không cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế tàu cá (lũy kế 62 giấy chứng nhận).

4. Công tác thanh tra pháp chế: Trong tuần không phát sinh.

5. Công tác hành chính, tài vụ: Thực hiện kiểm tra, rà soát và xử lý tài sản công đang sử dụng, ban hành quy chế thực hiện dân chủ, quy chế quản lý sử dụng tài sản công, quy chế chi tiêu bội bộ…rà soát các nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị trong năm 2023: Về công tác chuyên môn, tổ chức, bộ máy.

II. KẾ HOẠCH TUẦN 21

- Về công tác hành chính, tài vụ: Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và rà soát các nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của đơn vị trong năm 2023.

- Về công tác đăng kí, đăng kiểm tàu cá: Tiếp tục trực giải quyết hồ sơ đăng kí, đăng kiểm tại cơ quan và trực đăng kiểm thứ 4 hàng tuần tại Sông Đốc.

- Về công tác Quản lý nuôi trồng thủy sản: Xây dựng Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án trên lĩnh vực quản lý nuôi trồng thủy sản trong năm 2023; tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan và các địa phương tăng cường theo dõi, quản lý, bám sát vùng nuôi, triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất tôm nước lợ; theo dõi diến biến giá cả các mặt hàng thủy sản; tham mưu thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

- Về công tác Quản lý khai thác và Phát triển nguồn lợi thủy sản: Xây dựng Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án trên lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong năm 2023; thực hiện các nhiệm vụ chống khai thác IUU; phối hợp với BCH Biên phòng tỉnh nắm bắt tình hình an ninh trật tự trên biển, tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; tham mưu thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

- Về công tác Thanh tra, pháp chế: Xây dựng kế hoạch thanh tra trên biển trong năm 2023; theo dõi tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển, tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển quá 10 ngày; thực hiện các nhiệm vụ chống khai thác IUU, phối hợp khai thác, xử lý dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Cà Mau theo Quyết định số 07/2020/QĐ-UBND ngày 07/5/2020 của UBND tỉnh Cà Mau; Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND ngày 15/7/2021 hỗ trợ cước thuê bao dịch vụ giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn tỉnh Cà Mau; phối hợp với địa phương và Biên phòng nắm bắt tình hình an ninh trật tự trên biển và tình hình xử lý vi phạm hành chính đối với các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

- Về công tác trực Văn phòng IUU: Phối hợp khai thác, xử lý dữ liệu hệ trên hệ thống giám sát tàu cá; phối hợp với Ban quản lý các cảng cá kiểm soát sản lượng khai thác tại cảng cá.